Paraben là gì? Paraben trong mỹ phẩm có hại không?
Mọi người thường hay thắc mắc "Mỹ phẩm này có paraben hay không?" trước khi chọn mua. Vậy Paraben là gì? Cùng Hoa Thiên Thảo tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Paraben là gì?
Paraben là chất bảo quản có trong các loại mỹ phẩm. Có thể nói đây là nguyên nhân gây nguy hại sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, cơ chế để tạo nên chất paraben và nó nguy hại ra sao hẳn nhiều người còn mơ hồ.
Paraben được biết đến là tên gọi chung của nhóm chất bảo quản hóa học. Được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực làm đẹp. Nó có mặt trong các loại mỹ phẩm. Ngoài ra một số gốc paraben còn được dùng trong thực phẩm, thậm chí cả dược phẩm.
Paraben được sinh ra từ phản ứng ester hóa của acid p-hydroxybenzoic. Có 3 dạng phổ biến của Paraben là methylparaben, propylparaben và butylparaben. Thông thường, thành phần trong một loại mỹ phẩm, thực phẩm hay dược phẩm người ta sẽ phối hợp các gốc Paraben. Mục đích giúp làm giảm liều lượng của chất này có trong sản phẩm. Đồng thời paraben còn giúp tăng khả năng kháng khuẩn và kháng nấm.
SẢN PHẨM NỔI BẬT TRONG THÁNG:
2. Paraben nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe?
Báo cáo về thành phần trong mỹ phẩm (CIR) đã kiểm tra độ an toàn của một số gốc paraben vào năm 1984. Người ta đưa ra kết luận các chất này đủ an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm với nồng độ đến 25%. Thông thường, paraben an toàn khi sử dụng với nồng độ từ 0.01% đến 0.3%.
Cơ quan Quản lý dược Afssaps của Pháp cũng đã chủ động mời một nhóm chuyên gia tập trung nghiên cứu về các dẫn xuất paraben. Đặc biệt là paraben có trong các sản phẩm có liều sử dụng hàng ngày lớn, được tiêu thụ nhiều. Thậm chí là các sản phẩm chứa paraben đang được sử dụng cho trẻ em. Các chuyên gia nhanh chóng thực hiện các nghiên cứu để xem xét về nguy cơ của paraben đối với khả năng sinh sản sau này của nam giới. Nhưng cho đến nay, công trình nghiên cứu này vẫn chưa có kết luận cụ thể.
Bên cạnh đó, cũng có một nhóm các nhà khoa học đưa ra kết luận paraben có thể kích thích sự phát triển của các khối u. Gần đây nhất, một nghiên cứu khác còn cho thấy paraben có thể được phát hiện trong nước tiểu của những người sử dụng mỹ phẩm, dược phẩm có chứa paraben.
Ngoài ra, nếu paraben trong các loại kem bôi được xoa lên lưng của những thanh niên khỏe mạnh, các dấu vết của paraben cũng có thể được tìm thấy trong máu chỉ trong vài giờ sau khi sử dụng kem bôi. Điều đó chứng minh rằng paraben thực chất có thể thẩm thấu vào da người từ các loại thuốc bôi ngoài hoặc mỹ phẩm.
Mặc dù vẫn còn khá mơ hồ về paraben và tác hại của nó, thế nhưng người tiêu dùng ngày càng có xu hướng sử dụng những dòng sản phẩm “paraben-free” (không có paraben). Tuy nhiên, trên thực tế, để một sản phẩm “paraben-free” thì công thức chế tạo ra nó rất khó và đắt tiền. Nhà sản xuất phải chịu những tổn thất rất lớn không chỉ trong quá trình sản xuất mà còn chịu những tổn hại về kinh tế khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm sẽ phải mất thời gian vận chuyển khá lâu từ nhà sản xuất (nguồn cung cấp) cho đến tay người dùng. Ngoài ra, còn phải tính đến khoảng thời gian lưu kho hay nằm trên kệ trưng bày trong các cửa hàng. Vì vậy, một sản phẩm chứa chất bảo quản paraben sẽ giúp chúng chịu đựng được những nhiệt độ khắc nghiệt, đảm bảo duy trì chất lượng ban đầu khi đến tay người sử dụng.
Dù cho bằng chứng đưa ra từ các nhà nghiên cứu vẫn chưa được công bố rộng rãi. Thế nhưng để đảm bảo lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng, Hội đồng mỹ phẩm ASEAN đã tiến hành rà soát và thống nhất cập nhật các quy định mới về 5 loại paraben từ cộng đồng Châu Âu. Bao gồm: Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben. 5 chất này đang được khuyến cáo ngưng sử dụng, thay vào đó sẽ dùng các chất tối ưu hơn. Việc thay thế này được thống nhất thực hiện theo lộ trình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
3. Tác hại của Paraben trong mỹ phẩm
3.1 Gây dị ứng và nguy cơ ung thư da
Từ năm 1988, nghiên cứu của Nagel JE và các đồng sự đã khẳng định Paraben có thể gây dị ứng và nguy cơ ung thư da. Các sản phẩm mỹ phẩm như nước hoa, nước tẩy trang, kem dưỡng da,... nếu chứa hàm lượng Paraben vượt mức cho phép, có thể gây kích ứng cho những người da nhạy cảm, dễ bị dị ứng.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Methylparaben khi thoa lên da có thể phản ứng với tia UVB trong ánh nắng mặt trời, làm tăng khả năng lão hoá da và tổn thương DNA. Điều này khiến cho da của bạn dễ bị tổn thương do suy giảm sức đề kháng của da. Dẫn đến da dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
3.2 Ung thư vú
Nhiều bằng chứng trong quá trình nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy có sự liên quan giữa paraben có trong mỹ phẩm với căn bệnh ung thư vú.
Tuy nhiên, Viện nghiên cứu ung thư UK trong đó có nhiều nhà nghiên cứu như Philip W. Harvey, David J. Everett, hay Dr. Richard Sullivan đã khẳng định: Để biết được Paraben có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư vú thì cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn về tác động của Paraben lên cơ thể người.
Mặc dù khả năng gây ung thư vú của Paraben đến nay vẫn là điều gây tranh cãi. Nhưng đã có minh chứng khẳng định rằng Paraben có thể gây ảnh hưởng đến hormone estrogen ở nữ giới. Nếu sử dụng quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Vì vậy, cần cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm có chứa Paraben, đặc biệt khi dùng ở khu vực da nhạy cảm như vùng nách, ngực và cổ để bảo vệ sức khoẻ.
3.3 Giảm khả năng sinh sản ở nam giới
Tại Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Tokyo, tiến sĩ S. Oishi đã chứng minh rằng Propylparaben có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới trong một nghiên cứu mang tên "Effects of propylparaben on the male reproductive system - Ảnh hưởng của Propylparaben đối với khả năng sinh sản ở nam giới".
Ngoài ra một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng Butylparaben có thể gây giảm sản lượng và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tinh trùng.
BẠN NÊN BIẾT:
4. Cách nhận biết Parabens trong mỹ phẩm
Để nhận biết paraben có trong sản phẩm mỹ phẩm bạn đang dùng hay không, cách nhận biết duy nhất là tham khảo thành phần trên bao bì của sản phẩm. Parabens thường xuất hiện ở giữa hoặc gần cuối bảng thành phần.
Tên các loại dẫn xuất Parabens luôn có kèm từ "~Paraben" (trong bảng thành phần tiếng Anh). Dưới đây là các loại Parabens phổ biến thường gặp nhất:
4.1 Các loại Paraben hiện đang bị cấm sử dụng:
- Isopropylparaben
- isobutylparaben
- pentylparaben
- phenylparaben
- benzylparaben
4.2 Các loại Paraben chưa bị cấm tuy nhiên được khuyến cáo về liều lượng sử dụng:
- methylparaben
- ethylparaben
- propylparaben
- butylparaben
5. Một số hình ảnh sản phẩm có Parabens:
Paraben trong mỹ phẩm là gì? - Hoa Thiên Thảo
Paraben có độc hại không? - Hoa Thiên Thảo
Paraben có hại gì? - Hoa Thiên Thảo
6. Paraben đã bị mang tiếng xấu như thế nào?
- Năm 2004, một nghiên cứu của Anh tìm ra rằng trong mô ung thư vú có chứa chất biến đổi từ parabens. Từ nghiên cứu này, người ta mặc nhiên cho rằng parabens có thể gây ung thư. Hơn nữa, họ cho rằng parabens có khả năng kích thích hóc môn estrogen tăng khả năng gây ung thư vú ở nữ giới và giảm lượng tinh trùng ở nam giới. Tuy nhiên khả năng này của parabens chủ yếu bằng 10,000 lần phytoestrogens mà thường vẫn có mặt trong thức ăn và dược phẩm hàng ngày của con người.
– Năm 2010, trong một cuộc thí nghiệm khi chuột mẹ phơi nhiễm butylparaben trong thời kỳ mang thai và cho con bú, chuột con thể hiện khiếm khuyết về các hành vi xã hội. Kết quả này được lặp lại bởi một nhóm nghiên cứu khác, chuột con phơi nhiễm butylparaben trong thời kỳ phát triển phôi thai và sau khi sinh có triệu chứng giống như rối loạn tự kỷ gây ra bởi valproic acid. Thế nhưng, hàm lượng butylparaben được sử dụng cho nghiên cứu này khá cao, lên đến 200mg/mỗi kg khối lượng cơ thể.
7. Tại sao paraben vẫn được chấp nhận trong nền công nghiệp mỹ phẩm?
- Vào năm 1984, trong báo cáo CIR về thành phần có trong các sản phẩm mỹ phẩm, đã tiến hành kiểm tra độ an toàn của methylparaben, propylparaben, butylparaben. Đã đưa ra kết luận các chất này đủ an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm với nồng độ đến 25%. Trong khi parabens được sử dụng trong các loại mỹ phẩm thông dụng hiện nay chỉ với nồng độ từ 0.01% đến 0.3%.
- Tháng 9/2005, CIR quyết định tiến hành nghiên cứu lại độ an toàn của toàn bộ các hỗn hợp Parabens để sử dụng cho mỹ phẩm. Sau khi cân nhắc về độ an toàn phù hợp cho cả người lớn và trẻ sơ sinh, báo cáo đã kết luận rằng parabens vẫn an toàn và phù hợp để sử dụng cho mỹ phẩm.
- Tại Việt Nam, trong thông cáo báo chí mới nhất ngày 21/5/2015 của Cục Quản Lý Dược Phẩm - Bộ Y Tế có nêu rõ: “Cho đến nay Cộng đồng Châu Âu và ASEAN vẫn chưa đưa ra bằng chứng cụ thể nào về việc các sản phẩm có chứa 05 dẫn chất Paraben đang bị cấm với hàm lượng đã được quy định là không an toàn cho người sử dụng. Vì lẽ đó, sản phẩm chứa các loại Paraben trên vẫn đang được tiếp tục sử dụng cho đến khi có thông báo mới.”
Rõ ràng, Parabens nếu sử dụng đúng liều lượng quy định, sẽ không bị quốc tế cấm sử dụng. Mặc dù, một số nghiên cứu chỉ ra rằng Paraben có thể dễ gây ra kích ứng đối với làn da nhạy cảm, hoặc có khả năng gây ra tình trạng lão hóa sớm, thậm chí gây ung thư nếu dùng với liều lượng vượt mức cho phép.
Liều lượng paraben được xem là an toàn với cơ thể người là dưới 25% nếu có trong sản. Trong khi đó, thực tế các loại mỹ phẩm trên thị trường cũng chỉ dùng nồng độ paraben bé tý (0.01 đến 0.3%). Bạn không thể tìm ra loại mỹ phẩm nào chứa đến 5% paraben đâu. Vì vậy đừng nói là sản phẩm chứa paraben quá 25% để mà gây nguy hiểm lên da.
Vì vậy bạn không phải quá lo lắng khi mà nhìn vào Ingredients của sản phẩm mình đang dùng và thấy 1 dẫn xuất của Parabens nằm đâu đó gần cuối bảng thành phần nhé.
8. Paraben có nguồn gốc tự nhiên
Bạn có chắc chắn rằng những sản phẩm trong túi đồ trang điểm của bạn như: Sữa rửa mặt, dung dịch dưỡng ẩm, nước hoa hồng, kem nền hay mascara thật sự không chứa chất bảo quản? Bạn có biết rằng chỉ cần bạn không giữ gìn chúng trong môi trường vệ sinh và hơn hết, sau mỗi lần sử dụng không bảo quản kỹ lưỡng, sẽ khiến vi khuẩn thâm nhập và gây hại cho da. Đây mới thật sự là nguyên nhân chính và sẽ khiến làn da của bạn bị nguy hại và dễ dàng mắc một số loại bệnh nguy hiểm.
Nhiều người vẫn cho rằng, những chất bảo quản trong thành phần của mỹ phẩm mới đáng lo ngại. Tuy nhiên, vi khuẩn gây hại qua sự thiếu cẩn trọng trong khi sử dụng còn nguy hiểm hơn và đây mới là con đường ngắn nhất ảnh hưởng đến da và sức khỏe của bạn.
Qua các kênh thông tin, các bạn đang nghĩ rằng Paraben là một trong những chất bảo quản sẽ khiến da bạn gặp những vấn đề gây nguy hại. Và mọi người ngày càng đồn thổi về chuyện này mặc dù bản thân vẫn còn hiểu về paraben khá mơ hồ.
Thậm chí, nhiều phương tiện truyền thông cũng vào cuộc và đưa thông tin về Paraben. Tuy nhiên, bạn chỉ biết đến những thông tin theo 1 luồng ý kiến mà không tìm hiểu tận gốc ngọn ngành xem paraben có thật sự gây hại hay không? Những luận chứng trên đây chắc đã khiến bạn ngạc nhiên và hiểu thêm về paraben rồi nhé.
9. Có nhất thiết phải tránh những mỹ phẩm có paraben không?
Những ngày qua, dư luận đã lên tiếng về việc gây hại của paraben. Nhưng gây hại như thế nào? Dựa vào đâu mà nói Paraben gây hại thì không thấy ai nhắc đến. Những nghiên cứu đã công bố của các tổ chức quản lý mỹ phẩm toàn cầu đã kết luận rõ ràng: Paraben, đặc biệt là một lượng nhỏ sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, không gây ra nguy cơ sức khỏe đáng kể nào.
Không có lý do chính đáng nào để người tiêu dùng tránh các sản phẩm có chứa paraben. Theo những nghiên cứu này, “paraben hoàn toàn chuyển hóa trước khi thâm nhập trong cơ thể". Trong một bình luận về hoạt động cân bằng nội tiết tố nữ của paraben, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: "Paraben không thể làm tăng nguy cơ liên quan đến việc tiếp xúc với các hóa chất estrogen".
Paraben có thể thấy với các tên khác nhau như: Butylparaben, ethylparaben, isobutylparaben, methylparaben, hoặc propylparaben. Và sở dĩ, nhiều người vẫn hiểu lầm và nghĩ rằng, paraben gây hại cho da từ một nghiên cứu năm 2004, khi chúng bị cho là có liên quan đến vấn đề ung thư vú bởi các hoạt chất chuyển hóa trong paraben - được phát hiện trong mẫu ung thư vú.
Ngay sau khi tin này lộ ra và gây xôn xao dư luận, khiến người dùng hoang mang trong một thời gian dài. Các nhà nghiên cứu paraben đã tiến hành nghiên cứu ngay sau đó, năm 2004 tiến sĩ P. Darbre đã trả lời trên Tạp chí Chất độc được áp dụng cho mối liên quan giữa paraben và ung thư với tuyên bố rõ ràng: “Các nghiên cứu cho thấy hiện diện của paraben không gây ra ung thư vú. Paraben hoàn toàn không phải là tác nhân gây ung thư như mọi người vẫn nghĩ.”
Với nghi ngờ Paraben là các phytoestrogen, sản sinh ra tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ yếu trên cơ thể các nhà khoa học cho rằng: Mức độ nhỏ paraben trong sản phẩm chăm sóc da không hề gây nên những phản ứng hay tác dụng nào xấu đối với da. Bằng việc thử nghiệm trên cơ thể sống đã chứng minh paraben yếu hơn 10,000 lần so với phytoestrogen xảy ra tự nhiên. Thậm chí, paraben trong mỹ phẩm còn không chứa nhiều phytoestrogen như những thực phẩm được bày bán trên thị trường mà con người tiêu thụ hàng ngày.
10. Paraben với các thành phần tự nhiên khác
Chúng ta vẫn nghĩ rằng các sản phẩm đền từ loại thực vật hay thiên nhiên là lành tính và chỉ nghi ngờ những thành phần tổng hợp. Nhưng, ít ai biết rằng, các nguồn phá vỡ nội tiết con người lại có nguồn gốc từ thực vật. Chẳng hạn như cần sa, hoặc trong các loại thuốc như acetaminophen. Mặc dù người tiêu dùng tin tưởng vào nhiều nhãn hiệu là “tự nhiên/ hữu cơ”.
Paraben có nguồn gốc “tự nhiên”. Chúng được hình thành từ một loại axit (axit p-hydroxybenzoic) được tìm thấy trong quả mâm xôi và quả dâu đen. Nhiều người không biết đến điều này mà mặc định rằng, paraben không phải thành phần ngoài tự nhiên và nhiều cơ sở sản xuất vẫn coi nó như là 1 hợp chất hóa học. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Thực tế là những thứ gì sinh ra từ tự nhiên đều an toàn và chỉ một số ít mới gây nguy hại. Tuy nhiên paraben là một sản phẩm của tự nhiên và tuyệt đối an toàn. Để làm rõ vấn đề này, một nghiên cứu được tiến hành tại Khoa phụ sản của Trường Cao đẳng dược Baylor ở Houston đã nghiên cứu các tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ của rễ cam thảo, thiên ma, đương quy và nhân sâm. Sau nghiên cứu, báo cáo kết quả đã cho thấy: “Cả 2 thành phần của đương quy và nhân sâm đều gây ra sự phát triển đáng kể của các tế bào ung thư MCF-7”.
Một nghiên cứu khác kết luận rằng: “Các sản phẩm thương mại có sẵn, trong thành phần có chứa đậu nành, cỏ ba lá đỏ và các kết hợp thảo mộc đã gây ra sự tăng lên trong tỷ lệ phát triển ung thư vú MCF-7, cho thấy một hoạt động phản kháng hormon oestrogen…”. Như vậy chúng ta thấy, những thứ tưởng chừng không nguy hại ấy, lại mới là thủ phạm gây ung thư.
11. Đánh giá an toàn Paraben từ các tổ chức quốc tế
+ Hiệp hội ung thư Mỹ: Trên các kết quả nghiên cứu khoa học và y tế không tìm được nguyên nhân gây ung thư từ paraben.
+ FDA: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng paraben trong mỹ phẩm là an toàn. FDA cũng cho biết, dựa trên đánh giá của tất cả bằng chứng khoa học hiện có, không có lý do nào để người tiêu dùng lo ngại về việc sử dụng các sản phẩm có chứa paraben với liều lượng cho phép.
+ Ủy ban khoa học về an toàn người tiêu dùng: Paraben an toàn và không gây bất kỳ ảnh hưởng hay những tác động xấu nào đến da cả. Mọi người hoàn toàn yên tâm sử dụng. Nói paraben gây ung thư là kết luận chưa đúng.
+ Y tế Canada: Không tìm thấy bất kỳ báo cáo nào về mối liên hệ giữa paraben và ung thư cả.
+ Hội đồng các sản phẩm chăm sóc cá nhân: Là một một tổ chức quản lý sản phẩm chăm sóc da cá nhân của Hoa Kỳ, chúng tôi đã xem xét và đánh giá sự an toàn của các thành phần được sử dụng trong mỹ phẩm một cách công khai, khách quan bởi các chuyên gia. Với sự tổng hợp hơn 265 nghiên cứu trong Tạp chí Chất độc thì chúng tôi khẳng định paraben không gây hại cho da (ung thư da).
+ Thư về chất độc: Là tên báo cáo vào tháng 12/2013, đã khẳng định trong các tài liệu tham khảo đối với việc paraben không gây ra các vấn đề về sức khỏe. Việc paraben tiếp xúc với da là hoàn toàn ổn định, ở mức kiểm soát và không gây hại. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ vấn đề nào xấu ảnh hưởng đến da.
12. Kết luận về Paraben:
Người tiêu dùng vẫn cho rằng paraben là hợp chất hóa học xảy ra tự nhiên. Trên nhiều nhãn hiệu chăm sóc da vẫn tuyên bố các thành phần như paraben là nguy hiểm. Trong khi đó, trên thực tế paraben có đầy đủ dữ liệu an toàn và được các tổ chức kiểm định trên Thế giới chứng nhận.
Nhiều người coi paraben là chất hóa học nguy hại nhưng họ chỉ biết trên những lời truyền tai nhau mà không nhận biết được rằng paraben là thành phần tự nhiên. Các loại thực phẩm như các loại đậu, anh đào, hoa quả, rau củ,… đều chứa paraben và các hóa chất khác giống hệt oestrogen - đến một mức độ lớn hơn nhiều so với số lượng rất nhỏ của paraben được sử dụng trong chăm sóc da, chăm sóc tóc và trang điểm. Như vậy sao có thể kết luận paraben trong mỹ phẩm gây hại? Nếu vậy, những thực phẩm bạn ăn hàng ngày còn gây hại hơn.
Nếu như một ngày nào đó, bạn nhận được thông tin nguy cơ ung thư từ rau củ quả có chứa paraben như dưa chuột, cà rốt, đậu nành… bạn cũng sẽ tẩy chay nó và xa lánh nó như bạn mới đọc được thông tin mỹ phẩm chứa paraben? Như vậy, là chính bạn đã không sàng lọc thông tin chính xác và tìm cho mình được nguồn thông tin đúng. Paraben khồng hề gây hại cho da hay gây ra u thư như mọi người thường nghĩ khi sử dụng mỹ phẩm có chứa paraben. Như vậy, paraben không thật sự là nỗi lo của bạn. Hãy từ bỏ ý nghĩ lo lắng ngay bây giờ.
Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về paraben, bạn hãy tìm đọc các bài viết đúng nhất về các chất hóa học, cũng như các chất tự nhiên có trong sản phẩm mỹ phẩm. Các bài viết chính quy này nằm trong chuyên mục Kiến thức làm đẹp của Paula's Choice Việt Nam. Thông tin được đưa ra một cách khách quan, đa chiều từ những ý kiến của các tổ chức, chuyên gia mỹ phẩm làm đẹp hàng đầu thế giới. Từ đó giúp bạn có được một làn da đẹp, một cơ thể khỏe mạnh và không lo ngại những tác nhân xấu ảnh hưởng từ các chất có trong mỹ phẩm thường dùng.
13. Vì sao mỹ phẩm cần chất bảo quản
Chất bảo quản là một nhóm thành phần thiết yếu trong mỹ phẩm. Bất kỳ sản phẩm chăm sóc da hay trang điểm nào có nước hoặc có khả năng tiếp xúc với nước cũng cần có các chất bảo quản.
Khác với thực phẩm đóng hộp – khi đã khui hộp ra là sẽ dùng hết ngay, mỹ phẩm đã mở ra thì phải dùng trong nhiều tháng. Có chứa nước và tiếp xúc với không khí trong một thời gian dài như vậy, mỹ phẩm là một môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm men phát triển. Và vì thế, mỹ phẩm phải có chất bảo quản. Chất bảo quản này, hay paraben sẽ không gây nguy hại cho da nếu được dùng với liều lượng cho phép. Từ nay bạn đã không còn hoang mang khi xem bảng thành phần của một sản phẩm làm đẹp nào đó có dẫn xuất paraben nữa rồi. Hãy là người tiêu dùng thông minh bạn nhé!
Nguồn https://hoathienthao.vn/